• Hotline 0909 131 533
  • Điện thoại (028) 3884 2698
  • Cửa chống muỗi
    Việt Thống Hưng Thịn
    Cửa chống muỗi

    Cách Đối Phó Với Muỗi Và Các Côn Trùng Nhỏ

    Đối với nhiều người, mùa mưa là mùa đẹp nhất trong năm nhờ vào khí hậu mát mẻ, cây cối tươi tắn, nhất là đối với những người dân thành thị Sài Gòn đã quen với cái nắng chói chang, cháy da cháy thịt vào các thời gian còn lại trong năm. Song, đi cùng với những cơn mưa mùa hạ lại là sự sinh sôi nảy nở của loài muỗi và các loài côn trùng khác. Với môi trường ẩm thấp có nhiệt độ giao động từ 20 đến 25 độ, muỗi sẽ thuận tiện sinh sôi nảy nở và phát triển. 
     
     
    cách để đối phó với muõi và các côn trùng nhỏ
     
    Đầm lầy, ao, hồ và các trũng nước bị đọng lại chính là môi trường sinh sống lý tưởng cho muỗi. Chúng sẽ đẻ trứng, sau đó trứng nở thành ấu trùng bọ gậy. Bọ gậy sau đó phát triển thành lăng quăng trước khi trở thành con nhộng. Một thời gian ngắn sau đó, nhộng biến thành muỗi và tìm đến các môi trường khác để sinh trưởng.
     
    Độ ẩm cao, ánh sáng UV và cơ thể con người là những tác nhân thu hút muỗi. Hẳn là ai trong đời cũng từng bị trải nghiệm cảm giác muỗi đốt, những vết đốt này gây mẩn và ngứa ngáy tuy nhiên sau đó hầu hết sẽ lặn đi và không gây khó chịu nữa. Khác với những loài côn trùng khác, muỗi khi đốt sẽ hút một ít máu trong cơ thể con người để nuôi dưỡng chính bản thân chúng.
    Hầu hết các vết đốt này không gây ra hậu quả nghiêm trọng gì và sẽ tan đi trong vòng vài phút, tuy nhiên vẫn có một số loài muỗi cực độc và có thể mang mầm bệnh truyền từ người này sang người khác. 
     
    Mầm Bệnh Từ Vết Muỗi Đốt
     
    Theo nghiên cứu của Joseph Conlon tại Viện Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Dịch Mỹ, muỗi là nguồn mang các bệnh truyền nhiễm lớn nhất trên thế giới và chịu trách nhiệm cho hàng trăm triệu người mắc các căn bệnh như viêm não Nhật Bản, Virus West Nile, sốt rét và sốt xuất huyết... Sau đây hãy cùng tìm hiểu sơ qua về các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà vết muỗi đốt gây ra:
     
    cách đối phó với muỗi và các côn trùng nhỏ
    1) Viêm Não Nhật Bản:
     
    Căn bệnh lây nhiễm cực kỳ nguy hiểm hầu hết xuất hiện ở các nước Châu Á, Tây Thái Bình Dương và Nam Mỹ. Ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, và tới nơi vẫn chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả. Các triệu chứng để nhận biết là sau khi bị muỗi đốt, bệnh nhân sẽ sốt cao, đi cùng đó là co giật, có thể dẫn đến hôn mê. Có thể ngăn phòng bằng cách tiêm vắc xin, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch kém.
     
    2) Virus West Nile:
     
    Muỗi vằn là nguyên nhân chính của căn bệnh Virus West Nile. Virus West Nile có trong cả các loài gia cầm, nếu chúng ta bị nhiễm virus trên, nó sẽ ở lại và sản sinh trong tế bào cơ thể chúng ta. Người bị nhiễm bệnh thương không có bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt, và dễ dàng lây qua đường nước bọt và đường sữa mẹ. Một số người sẽ gặp các triệu chứng như nôn mửa, cảm cúm, tiêu chảy và trường hợp năng có thể dẫn đến tổn thương não, co giật và cuối cùng là tử vong.
     
    3) Sốt Rét (Malaria):
     
    Bệnh này được lây lan do muỗi bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét sau khi hút máu động vật và con người. Ký sinh trùng sốt rét rất nhỏ, không thể nhìn bằng mắt thường được truyền từ trong máu của loài muỗi đến các tế bào của cơ thể con người. Sốt rét là căn bệnh phổ biến ở các đất nước nhiệt đới gió mùa, tuỳ vào hệ miễn dịch của người bị đốt mà trở nặng. Các triệu chứng để nhận biết người nhiễm sốt rét đó là sốt cao và ớn lạnh. Một số người còn có những dấu hiệu như đau nhức toàn thân, tim đập nhanh và gặp một số các vấn đề về đường ruột, dạ dày.
     
    cách đối phó với muõi và các côn trùng nhỏ
     
    4) Sốt Vàng Da:
     
    Còn được gọi là bệnh sốt xuất huyết, phổ biến ở khu vực châu Phi và Nam Mĩ. Khi bị mắc bệnh này, người nhiễm sẽ gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, và sốt cao. Nếu diễn biến nghiêm trọng thì các cơ quan nội tạng sẽ chảy máu, gây nguy hiểm đến tính mạng. Giống như viêm não Nhật Bản, bệnh sốt vàng da cũng chưa có phương pháp điều trị cụ thể, tuy nhiên đã có vắc xin để phòng bệnh.
     
    Cách Bảo Vệ Sức Khỏe Bản Thân và Gia Đình
     
    1) Tạo Môi Trường Sống Thoáng Đãng:
     
    Cách tốt nhất để phòng chống muỗi là tạo một môi trường sống sạch sẽ, không bị ẩm mốc. Muỗi thường đẻ trứng và sinh sôi phát triển trong môi trường ẩm thấp, có nước xung quanh. Biện pháp tốt nhất là giữ cho khu vực sống được khô ráo và gọn gàng. Đối với các gia đình có hồ nước, ao, bể cá trong nhà thì nên nuôi những loài động vật diệt lăng quăng như cá hoặc lươn, ngoài ra có thể nuôi cả các loài bò sát để ăn muỗi. 
     
    2) Cải Tạo Khu Vực Sống:
     
    Hạn chế sự xuất hiện của muỗi và các côn trùng gây hại bằng cách sử dụng phương pháp phun tồn lưu hoặc phun không gian, phun trong khu vực nhà cửa để giảm thiểu tối đa sự xuất hiện của các loài côn trùng gây hại này. Ngoài ra, phát quang cây cối, khu vực có tán lá xum xuê để hạn chế muỗi sinh sôi nảy nở. Tinh dầu xua muỗi cũng là một biển pháp rẻ tiền, an toàn, dễ thao tác nhưng mang lại hiệu quả tương đối cao, đặc biệt với những hộ gia đình có con nhỏ.
     
    3) Sử Dụng Những Biện Pháp Tạm Thời:
     
    Những sản phẩm sau đây mang đến hiệu quả tức thời, tức là diệt được muỗi nhưng không thể hoàn toàn diệt triệt để sự xuất hiện của muỗi. Đèn bẫy muỗi được bao quanh bởi lưới kim loại và có hiệu điện thế thấp. Khi muỗi bị hấp dẫn bởi ánh đèn, sa vào lưới điện sẽ bị giật và chết tại chỗ. Đèn này tuy giúp tiêu diệt được một lượng lớn muỗi trong nhà nhưng sẽ không an toàn nếu sử dụng trong gia đình có trẻ em nhỏ. Ngoài ra, ta còn có thể sử dụng vợt điện, có công năng tương tự với đèn bẫy muỗi, thay vì để đèn một chỗ thì ta trực tiếp dùng vợt để bắt muỗi. Đơn giản và thông dụng hơn sẽ là bình xịt, nhang muỗi, tuy nhiên hiệu quả không quá cao.
     
    cách để đối phó với muõi và các côn trùng nhỏ
     
    4) Sử Dụng Cửa Lưới Chống Muỗi:
     
    Mới xuất hiện mấy năm gần đây nhưng nhờ vào công năng vượt trội, nhu cầu lắp đặt cửa lưới chống muỗi trong gia đình trở nên ngày càng phổ biến. Khác với các biện pháp chống muỗi mang tính tức thời, cửa lưới chống muỗi có thể bảo vệ bạn và gia đình dài lâu. Dễ lắp đặt và lau chùi, lại không làm hỏng mỹ quan của căn nhà! Cửa lưới chống muỗi còn có thể ngăn chặn các loài côn trùng nhỏ gây hại như ruồi, gián, bỏ và cả chuột.
     
    cách để đối phó với muõi và các côn trùng nhỏ
     
    Trên thị trường ngày nay có đa dạng các mẫu mã cửa lưới chống muỗi, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau của người tiêu dùng để tiện chọn cho mình một loại cửa chất lượng nhất. Cách tốt nhất là lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng những doanh nghiệp cung cấp cửa lưới uy tín trên thị trường, chọn mẫu mã phù hợp với bố cục căn nhà để có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
     
    Kết Luận: 
     
    Hi vọng qua bài viết trên, bạn sẽ trang bị cho mình một số kiến thức về các phòng tránh muỗi, qua đây biết được rằng phương pháp nào thích hợp nhất với mình. Muỗi là một loài động vật gây hại, tuy nhiên cũng không quá khó khăn để ngăn ngừa loài côn trùng này quấy rối không gian sống của gia đình. 
     
    Cửa Lưới Chống Muỗi Việt Thống chuyên cung cấp các loại cửa lưới gia đình, nhận lắp ráp và bảo trì cho khách hàng có nhu cầu. Hãy liên hệ qua website chính của Việt Thống để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

    Cách Đối Phó Với Muỗi Và Các Côn Trùng Nhỏ, sử dụng cửa lưới chống muỗi để bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình khỏi các côn trung gây hại như ruồi, bọ và muỗi
    4.85 sao của 3607 đánh giá
    Cách Đối Phó Với Muỗi Và Các Côn Trùng Nhỏ
    Cách Đối Phó Với Muỗi Và Các Côn Trùng Nhỏ
    Tin tức 02837164567 Từ vấn 130C, Tô Ngọc Vân, P.Thạnh Xuân, Q.12, HCM
    02837164567
    Gọi điện02837164567