• Hotline 0909 131 533
  • Điện thoại (028) 3884 2698
  • Cửa chống muỗi
    Việt Thống Hưng Thịn
    Cửa chống muỗi

    Mách nhỏ mẹo phân biệt các vết côn trùng cắn

    Côn trùng cắn là một nỗi lo thường ngày của chúng ta, bởi vì chúng có mặt ở mọi nơi và tồn tại những nguy cơ khó lường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
     
    Mặc dù vậy nhưng để phân biệt được những vết côn trùng cắn không phải là điều dễ dàng đối với tất cả mọi người. Bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ hơn về vấn đề này để có thể phòng tránh, ngăn ngừa và điều trị kịp thời trước những biến chuyển nhanh của các vết cắn gây hại cho mình.
     

    1. Vết muỗi đốt

    Khi bạn bị muỗi đốt, đặc trưng thông thường nhất của vết đốt là sẽ xuất hiện vết phồng lên hình tròn, đôi khi bạn cũng sẽ thấy có 1 lỗ tròn nhỏ xíu ở giữa – đó là nơi muỗi chích vào. Hiếm khi có nhiều nốt ở 1 chỗ, không bị thành cụm hoặc theo hàng. Đi kèm với đó là cảm giác ngứa và muốn gãi, ít khi đau. Vết muỗi đốt dạng này thường sẽ tự lành sau vài ngày. Tuy nhiên, có thể nặng hơn nếu gãi nhiều vì khi gãi sẽ làm lan rộng cảm giác ngứa.
     
    Một số người có hệ miễn dịch yếu thì có những phản ứng nặng hơn trên da như phát ban, sưng đỏ, nổi mụn nước… Vết muỗi đốt như vậy thì khá lâu lành, thường mất vài tuần đến 1 tháng.
     
    Mách nhỏ mẹo phân biệt các vết côn trùng cắn
     
    Từ những vết muỗi đốt nhỏ bé nhưng có thể đem lại hậu quả nghiêm trọng nếu đó là muỗi vằn hay những loại muỗi là trung gian gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,...Người bị đốt sẽ có nguy cơ mắc những căn bệnh này và có thể gây tử vong nếu bệnh chuyển biến xấu.

    2. Kiến ba khoang đốt

    Loài kiến 3 khoang khá đặc trưng với hình dạng bắt mắt của chúng là sọc đen – đỏ, rõ ràng cảnh báo loài khác là chúng khá nguy hiểm và đừng có đụng vào. Loài kiến này ít khi đốt, nhưng chúng nguy hiểm bởi vì bản thân chúng có chứa độc.
     
    Khi bạn giết chúng, chất độc trong bụng sẽ lan ra và khi dính vào da sẽ gây nên hiện tượng viêm da do tiếp xúc.
     
    Mách nhỏ mẹo phân biệt các vết côn trùng cắn
     
    Chất độc của kiến khoang (Pederin) giống như 1 loại axit đậm đặc gây bỏng, phù nề, nóng rát đỏ trên diện rộng. Cảm giác ban đầu khi bị viêm da do tiếp xúc đó là hơi ngứa nhẹ và nóng. Bạn càng gãi và lau chùi thì vùng da bị viêm sẽ càng lan rộng. Một ngày sau, da sẽ đỏ và phồng lên như bị bỏng.

    3. Vết ong đốt

    Giống như ong mật, ong vò vẽ đốt là một dạng tự vệ. Nếu ong vò vẽ cảm thấy bị đe dọa hay tổ của chúng bị quấy rầy, sẽ làm cho chúng rất hung hăng và khiêu khích chúng đốt.
     
    Các triệu chứng do ong đốt thường nhẹ như:
     
    Mách nhỏ mẹo phân biệt các vết côn trùng cắn
    • Ngay lập tức có cảm giác đau bỏng rát tại vết chích
    • Xuất hiện một lằn đỏ xung quanh vết chích
    • Sưng tấy nhẹ xung quanh vết chích. Cơn sưng và đau hầu như biến mất trong vòng một vài giờ.
    Những trường hợp có dấu hiệu trung bình tới nặng do bị ong đốt sẽ có những triệu chứng sau: cảm thấy lạnh ở chân tay, tai và môi trở nên xanh, xuất huyết dưới da hoặc gặp vấn đề về hô hấp thì cần đưa nạn nhân đến bác sĩ khám ngay lập tức.

    4. Vết cắn của Bọ ve

    Bọ ve là loài bọ hút máu, ký sinh trên da người. Khi bọ ve cắn, rất ít trường hợp có triệu chứng cụ thể, nhiều người còn không biết sự xuất hiện của chúng. 
     
    Tuy nhiên, một số người thì có cảm giác đau, rát, sưng phồng ở vết cắn, rộp da, nếu nặng hơn thì thấy khó thở. Đặc tính của chúng là khi cắn, chúng sẽ bám vào vết cắn và hút máu liên tục, thời gian chúng bám trên da có thể đến 10 ngày.
     
    Bọ ve thường hút máu ở những nơi ẩm ướt, rậm lông, tóc nên rất khó nhận biết nếu không dấu hiệu bị đau hay khó chịu. Các vị trí hay bị bọ ve cắn thường là vùng nách, bẹn, sau đầu gối, sau tai, dưới cổ, da đầu. Không xuất hiện thành cụm hoặc theo hàng. 
     
    Mách nhỏ mẹo phân biệt các vết côn trùng cắn
     
    Vết cắn của bọ ve có hình dạng khá rõ khi phát hiện, dễ nhằm tưởng là mụn thịt, bạn sẽ thấy phần đuôi của bọ ve nhô lên bề mặt da, trông giống như mụn. Kích thước vết cắn tùy theo kích thước của bọ ve, có thể to bằng đầu tăm cho đến đầu đũa.

    5. Bọ chét đốt

    Vết bọ chét đốt dễ bị nhầm với muỗi đốt vì vết cắn cũng có màu đỏ, sưng. Tuy nhiên, vết bọ chét đốt đau, ngứa hơn vết muỗi đốt rất nhiều. 
     
    Bọ chét thường cắn vào chân và chỉ cắn người ngủ, khoảng cách giữa các vết cắn từ 1 - 2 cm. Bọ chét là trung gian truyền nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

    6. Rệp giường

    Vết cắn của rệp trông giống như bọ chét hoặc muỗi đốt. Da trở nên đỏ, sưng và bắt đầu ngứa. Các vết cắn gần nhau trông giống như những con đường nhỏ trên da. Vết cắn của rệp gây đau đớn hơn muỗi.
     
    Mách nhỏ mẹo phân biệt các vết côn trùng cắn
     
    Để hạn chế, giảm thiểu đi những nguy cơ bị côn trùng cắn, lắp đặt cửa lưới chống muỗi tự cuốn để ngăn chặn muỗi và côn trùng xâm nhập vào nhà là một phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Cửa lưới của Công ty Việt Thống giúp không gian ngôi nhà luôn được thông thoáng, đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cho những người thân yêu chúng ta.

    Mách nhỏ mẹo phân biệt các vết côn trùng cắn rất cần thiết cho những gia đình có trẻ nhỏ. Côn trùng cắn là một nỗi lo thường ngày của chúng ta, bởi vì chúng có mặt ở mọi nơi và tồn tại những nguy cơ khó lường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
    3.25 sao của 15 đánh giá
    Mách nhỏ mẹo phân biệt các vết côn trùng cắn
    Mách nhỏ mẹo phân biệt các vết côn trùng cắn
    Tin tức 02837164567 Từ vấn 130C, Tô Ngọc Vân, P.Thạnh Xuân, Q.12, HCM
    02837164567
    Gọi điện02837164567