Cửa lưới chống muỗi là loại cửa đang được ưa chuộng và thịnh hành nhất hiện nay. Nó không chỉ phát huy tối đa khả năng chống muỗi của mình, mà nó còn được cải tiến với nhiều hình dáng và mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của người tiêu dùng. Vậy khi thi công cửa lưới chống muỗi, bạn cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!
Vật liệu – Thanh nhôm
Đây là một trông những chất liệu không thể thiếu để cho ra một bộ cửa chống muỗi với màu sắc đẹp, bề mặt sơn sáng đều. Bên cạnh đó, với khung cửa nhôm có khả năng chịu lực tốt, chịu được nhiệt độ cao, có khả năng chống ăn mòn, hạn chế biến dạng.
Chất liệu bề mặt của lưới
Lưới có hình dạng sợi thủy tinh: Những sợ thủy thinh này được phủ một lớp nhựa trên bề mặt. Vật liệu này dùng để sử dụng nhằm hạn chế sự ăn mòn và không bị ảnh hưởng lên bề mặt trong quá trình sử dụng. Ngoài ra đây còn là một loại vật liệu không làm ngôi nhà bạn bị tối, mà còn tối ưu được lượng ánh sáng cho ngôi nhà, tiết kiệm và dễ lắp đặt.
Lưới inox: Sử dụng các loại inox không bị gỉ trong điều kiện môi trường bình thường như inox 316, inox 201. Ngoài ra vật liệu này còn có độ liên kết rất cao, chống ăn mòn là một lựa chọ tối ưu cho sản phẩm này.
Lưu ý khi thi công lắp đặt cửa lưới chống muỗi
Khi lắp đặt cửa lưới chống muỗi ở những cánh cửa đón gió trực tiếp, ta nên sử dụng các loại cửa sau: cửa xếp, cửa đóng mở, cửa lùa. Trong những trường hợp này, cửa chống muỗi sẽ tự cuốn hoàn toàn không phù hợp để lắp đặt vì khi gặp phải gió lớn rất dễ bị bung cửa. Cần phải đo đạc một cách chính xác, đo được các kích thước cần lắp đặt
Đối với những ngôi nhà ven biển, gần biển phải chịu ảnh hưởng của gió biển không nên sử dụng loại lưới chống muỗi bằng inox vì chất liệu này dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với muối biển hằng ngày.Bạn nên vệ sinh dòng lưới này hằng ngày, thường xuyên là việc cần thiết để sản phẩm đạt được độ bền lâu hơn. Tránh tình trạng gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Vệ sinh một cách thường xuyên
Vệ sinh không cần tháo lắp
Áp dụng được cho những gia đình bận rộn, không có nhiều thời gian để vệ sinh, hay cần vệ lại khi thời gian vệ sinh trước đó chưa lâu, cách này sẽ rất dễ dàng thôi, công cụ gồm có: khăn mềm, bàn chải nhỏ, máy hút bụi (nếu có),...
Vệ sinh tháo lắp
Áp dụng cho những gia đình có nhiều thời gian vệ sinh hơn, hoặc vệ lại sinh sau thời gian dài, đã sử dụng lâu ngày.
Lắp đặt đúng kỹ thuật
Trong khi lắp đặt hoặc lắp lúc vệ sinh xong thì cần phải lắp đặt một cách kỹ lưỡng, đúng kỹ thuật. Không được chủ quan ngay cả khi biết lắp đặt rồi bởi nếu bạn không cẩn thận cửa có thể sẽ bung ra nếu không lắp chắc, nó sẽ gây ra nguy hiểm. Nếu chắc chắn hơn hãy gọi dịch vụ lắp đặt.
Lắp đặt đúng cách đảm bảo rằng lưới chống muỗi vẫn hoạt động với chức năng vốn có của nó, có tính thẩm mỹ bảo vệ ngôi nhà của bạn chống lại sự xâm hại của muỗi, côn trùng.
Hạn chế để cửa va đập mạnh sẽ làm gây hư hỏng, biến dạng cửa. Khoog nên lắp đặt cửa lưới chống muỗi ở những nơi ẩm thấp, tránh tiếp xúc với nước. Khi sử dụng cần nhẹ nhàng ránh gây hỏng lưới.
Không nên:
Nên:
Đối với khu cửa chính, bạn nên đảm bảo rằng ngôi nhà của mình vẫn có thể giữ được tính thẩm mỹ tuyệt đối vì vậy, việc tham khảo các mẫu cửa lưới dạng xếp là điều hoàn toàn nên làm. Bạn cũng có thể lựa chọn mẫu có ray hoặc không ray tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình.
Đối với khu vực cửa sổ thì cửa tự cuốn, cửa mở và cửa lùa chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Tùy theo kích thước lớn, nhỏ của khung cửa bạn có thể chọn cho mình mẫu cửa phù hợp.
Đặc biệt với những căn nhà cao tầng, hứng gió bạn không nên lắp cửa mở bởi dễ xảy ra va đập gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của cánh cửa.
Đối với các khu vực hạn chế đi lại, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thì hệ thống cửa lưới tránh muỗi cố định là một sự lựa chọn không hề tồi, đảm bảo sự đơn giản, hiệu quả và giá thành tương đối rẻ.