Ai trong chúng ta cũng đều biết muỗi là trung gian truyền bệnh, giết chết hàng triệu người mỗi năm qua việc lây truyền các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét,...Bài viết này sẽ đề cập những thông tin, những sự thật về loài muỗi, đồng thời đưa ra một số phương pháp phòng ngừa muỗi; chẳng hạn như sử dụng cửa lưới chống muỗi tại tphcm, vừa ngăn muỗi xâm nhập vào nhà vừa an toàn cho người sử dụng.
Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh (Diptera).
Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài.. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm.. Tuy nhỏ bé nhưng chúng được xếp vào loại côn trùng nguy hiểm nhất. Mặc dù chỉ nặng trung bình khoảng 2-2,5mg nhưng chúng lại có thể hút lượng máu lớn gấp ba lần khối lượng cơ thể mà không bị phát hiện.
Những sự thật nên biết về loài muỗi
1. Muỗi là sinh vật giết người nhiều nhất trên thế giới
Động vật nguy hiểm nhất thế giới không phải là những động vật ăn thịt to lớn mà lại chính là loài muỗi nhỏ bé xung quanh ta. Trên thực tế, muỗi là sinh vật giết người nhiều nhất trên thế giới với khả năng truyền các bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt vàng da,..Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình 45 giây ở châu Phi có một trẻ em bị chết do mắc bệnh sốt rét.
2. Muỗi cái mới hút máu người
Trong khi muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống thì muỗi cái hút thêm máu người và động vật để bổ sung protein nuôi dưỡng trứng
3. Muỗi đốt lại gây ngứa?
Khi muỗi đốt, chúng thường truyền một chút nước bọt có chứa chất giảm đau nhẹ đồng thời có tác dụng chống đông máu nên muỗi có thể hút máu thoải mái mà không lo bị phát hiện. Tuy nhiên, cơ thể con người lại có sự miễn dịch tự nhiên với kháng nguyên trong nước bọt của muỗi nên chúng ta sẽ cảm thấy bị sưng tấy và ngứa ngáy tại nơi mà muỗi vừa đốt.
4. Muỗi có xu hướng né tránh mùi chocolate
Muỗi bị thu hút đến chích máu của con người nhờ khí carbon dioxide (CO2) mà chúng ta thở ra. Nhưng một số mùi hương như trái cây, bạc hà, chocolate caramel, có thể làm cho bộ phận nhận biết khí CO2 của muỗi bị vô hiệu hóa khiến việc tìm người để chích gặp khó khăn.
5. Virus khiến muỗi thèm máu hơn
Virus gây bệnh sốt xuất huyết khiến cho muỗi trở nên thèm khát máu hơn, Loại virus này kích hoạt các gen làm tăng khả năng cảm nhận mùi của muỗi, biến chúng trở thành những thợ săn máu giỏi hơn. Ngoài ra ký sinh trùng gây bệnh sốt rét cũng khiến muỗi hút máu nhiều hơn và thường xuyên hơn so với muỗi bình thường.
6. Muỗi thích bay vo ve quanh đầu
Do con người hô hấp và thở ra CO2 bằng mũi, miệng mà muỗi lại có khả năng cảm nhận khí CO2 ở khoảng cách 30m nên chúng sẽ nhanh chóng xác định được mục tiêu và bay vo ve quanh đầu chúng ta.
7. Muỗi là côn trùng bay chậm nhất
Cân nặng trung bình của muỗi từ 2- 2,5mg tưởng chừng điều này cho phép chúng bay nhanh hơn nhưng ngược lại, muỗi bay với tốc độ 1,6- 2,4 km/h, khiến chúng bị xếp vào loài côn trùng bay chậm nhất.
Một số biện pháp phòng tránh muỗi
Cải tạo môi trường
Mục đích chủ yếu của phương pháp này đó là làm giảm thiểu hoặc phá hủy môi trường sống chủ yếu của muỗi như ao tù nước đọng, bãi rác,.. đây là một biện pháp đơn giản vừa dọn dẹp vệ sinh môi trường vừa giảm mật độ muỗi sinh sôi.
- - Phát quang cây cối: vừa làm giảm nơi sinh sản của các loài thích đẻ trứng trong các ổ nước có bóng râm, vừa phá bỏ nơi trú ẩn của muỗi trưởng thành.
- - Hủy bỏ nơi sinh sản: thu dọn và phá hủy các dụng cụ như lốp xe, các hộp kim loại, hộp nhựa, chai lọ, … Lấp đầy các ổ nước bằng đất, đá hoặc tháo cạn nước trong các ổ nước.
- - Làm thay đổi tốc độ dòng chảy, thay đổi độ mặn của nước, vớt thực vật thủy sinh trong các thủy vực làm cho môi trường trở nên không thuận lợi cho sự phát triển của bọ gậy và loăng quăng.
Sử dụng phương pháp hóa học
- Sử dụng nhang muỗi, bình xịt côn trùng, ...có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài.
- Sử dụng thuốc bôi lên da, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng đất nhiều muỗi. Chúng thường chứa các hóa chất sau: DEET, tinh dầu bạc hà, tinh dầu xả, hay tinh dầu khuynh diệp, ...
- Sử dụng hóa chất do Bộ Y tế khuyên dùng
- Phun tồn lưu: phun trực tiếp hóa chất lên toàn bộ bề mặt tường trong nhà, vách, rèm cửa, gầm bàn ghế, gầm giá chứa hàng, bồn cây, cống rãnh, khu vực xả rác, khu vực có đèn chiếu sáng ban đêm, ... nhằm diệt trừ và ngăn chặn côn trùng xâm nhập. Thuốc có tác dụng tồn lưu lâu, có khả năng ngăn chặn sự phát triển trở lại côn trùng trong một thời gian dài sau khi phun.
- Phun không gian: được áp dụng cho cả không gian bên trong và khu vực khuôn viên bên ngoài nhà. Sử dụng phun bằng máy phun ULV đưa dưới dạng sương mù vào trong không gian, các ngóc ngách, lên trần cao, các lùm cây, cống rãnh nhằm tiêu diệt ngay các loài muỗi đang có mặt.
Sử dụng các phương pháp vật lý
- Đèn bẫy muỗi: được chế tạo với một đèn phát ánh sáng hấp dẫn muỗi và côn trùng tụ tập đến, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp. Khi muỗi và côn trùng sa vào lưới, dòng điện nhỏ sẽ phóng qua và tiêu diệt chúng. Phương pháp này sử dụng được trong nhà và ngoài trời.
- Vợt điện: được thiết kế như vợt bắt muỗi cầm tay, chỉ gồm lưới kim loại có điện thế, chạy pin. Vợt này có thể có ích trong nhà, nhưng không có tính hiệu quả cao.
- Màn ngủ là phương pháp hiệu quả để phòng chống muỗi đốt khi ngủ.
- Sử dụng các phương pháp tự nhiên như dùng chanh, sả, tinh dầu, vỏ cam quýt, dầu gió,.. tuy lành tính nhưng hiệu quả chậm, không giữ được lâu
Bên cạnh các phương pháp truyền thống, các bạn có thể tham khảo thêm việc chống muỗi bằng việc thi công cửa lưới chống muỗi cố định của công ty Việt Thống, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng vừa ngăn chặn được muỗi và các loài côn trùng gây hại khác với thời gian sử dụng lâu dài.
Những sự thật nên biết về loài muỗi, một số phương pháp phòng ngừa muỗi; chẳng hạn như sử dụng cửa lưới chống muỗi tp hcm, vừa ngăn muỗi xâm nhập vào nhà vừa an toàn cho người sử dụng.